-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
INDONESIA - NƠI BẮT ĐẦU CỦA CÀ PHÊ ĐÔNG NAM Á
Tuesday,
21/11/2023
Đăng bởi: ĐẶNG THỊ PHƯƠNG Thảo
INDONESIA-KOPI LUWAK
Indonesia là một quốc gia nằm ở Đông Nam Á, với diện tích rộng lớn và khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nơi đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng trọt và phát triển cây cà phê.
Cây cà phê lần đầu tiên được trồng ở Indonesia vào năm 1699 tại Jakarta. Từ đó, cây cà phê đã nhanh chóng phát triển và trở thành một trong những cây trồng quan trọng của đất nước này.
I. BA KHU VỰC TRỒNG CÀ PHÊ LỚN NHẤT INDONESIA
Java
Java là nơi trồng cà phê lớn nhất Indonesia từ thời Hà Lan đô hộ cho đến nay. Cà phê Java nổi tiếng đến mức một số đất nước lấy cái tên "Java" thay cho từ "coffee". Java trồng chủ yếu cà phê Arabica, loại cà phê chỉ thích hợp trồng ở độ cao trên 1.500 mét so với mực nước biển và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 15 - 20 độ C.
Java còn được biết đến là nơi sản xuất cà phê ngon nhất thế giới với cái tên Old Java. Cà phê được bảo quản từ ba đến năm năm. Hạt chuyển từ màu xanh sang màu nâu qua phương pháp chế biến Bản Ướt (semi-washed coffee), có hương vị đậm đà và ít chua. Khi rang, hạt cà phê không có axít, có vị cay nồng, mùi gỗ, body dày và đặc gần như siro.
Sulawesi
Tana Toraja trồng chủ yếu giống Arabica, cao hơn 1.500 mét so với mực nước biển. Cà phê ở đây được trồng phương pháp truyền thống, trên các đồn điền quy mô nhỏ. Cà phê được thu hoạch bằng tay để đảm bảo chất lượng đồng đều. Cà phê Sulawesi có hương vị mượt mà, cân bằng với vị của trái cây chín và sô cô la đen. Do địa hình đồi núi cao, cà phê ở đây được trồng rải rác theo kiều thuần tự nhiên nên năng suất mỗi năm chỉ đạt 300kg/ha. Năng suất cà phê ở Toraja thấp cộng thêm hương vị cà phê đâm đã khiến cho những người sành cà phê trên thế giới yêu thích và săn lùng. Nhật Bản, Mỹ và Úc là những nước tiêu thụ cà phê Toraja nhiều nhất thế giới.
Sumatra
Có ba vùng trồng cà phê chính trên hòn đảo Sumatra là phía Bắc Aceh, phía nam hồ Toba và xung quanh hòn đảo Mangkuraja. Arabica ở Bắc Sumatra nổi tiếng với cà phê có hương vị đậm, phức tạp, nồng độ axít thấp, hương vị cay và mộc mạc. Tất cả đều là kết quả của quá trình chế biến giling basah (wet hulled). Wet hulled là phương pháp chế biến Ướt truyền thống tại Indonesia. Phương pháp này giúp cà phê loại bỏ được độ ẩm, bảo quản được lâu hơn, phù hợp với điều kiện khí hậu mưa nhiều, độ ẩm cao tại Sumatra. Tuy nhiên, không phải ai cũng yêu thích cà phê chế biến theo phương pháp wet hulled này, với những người muốn có vị ngọt và nhiều mùi hương thì đây không phải lựa chọn dành cho họ. Một số hãng cà phê nổi tiếng trên thế giới như Stumptown, Starbucks đã lựa chọn cà phê Sumatra làm nguyên liệu cho hàng cà phê của họ.
Sumatra sản xuất hai loại cà phê chất lượng cao và nổi tiếng nhất thế giới là Mandheling và Ankola. Bên cạnh Toraja, Mandheling cũng là loại cà phê được giới sành cà phê săn lùng nhiều nhất.
Nếu phía bắc nổi tiếng với cà phê Arabica thì phía nam Sumatra nổi tiếng với cà phê Robusta. Vùng đất này nắm giữ một vai trò quan trọng trong việc sản xuất và xuất khẩu cà phê ở Indonesia chiếm 2/3 tổng sản lượng hằng năm, gấp 2,6 lần sản lượng Arabica của cả nước.
II. CÁCH PHA CHẾ CÀ PHỀ CỦA NGƯỜI DÂN INDONESIA
Nhờ thiên nhiên ưu đãi, Indonesia sò hữu rất nhiều loại cà phê đặc sản đạt chuẩn quốc tế. Không chỉ có cà phê ngon, Indonesia
còn mang đến những phong cách pha chế độc đào tạo nên thương hiệu cho đất nước nghìn đảo này:
- • Kopi tubruk: Indonesia là đất nước xuất khẩu Robusta lớn
nhất thế giới. Do vậy, lượng tiêu thụ Robusta ở đây cũng lớn không kém. Phương pháp chế biến được lựa chọn khi uống cà phê Robusta là pour-over. Tuy nhiên, phương pháp này khác với cách pour-over chúng ta thường thấy trên thị trường. Pour-over này không sử dụng lọc để lọc cặn cà phê, người Indonesia sử dụng nước nóng đổ trực tiếp lên bột cà phê. Sau khi khuấy đều bột cà phê với nước, họ sẽ đợi cho đến khi cận cà phê chìm xuống đáy cốc và thưởng thức trực tiếp. Thức uống này phổ biến ở Yogyakarta và Central Java.
- Kopi tarik: Kiểu pha chế này gần giống với phương pháp Hainan của Trung Quốc, sử dụng ẩm và túi lọc bằng vải. Cà phê sau khi lọc sẽ hòa tan với đường và sữa. Hỗn hợp này được chứa trong một chiếc ấm bằng thép không gỉ và được đồ qua đổ lại giữa các ấm. Hình ảnh này giống như các bartender đang kéo những giọt cà phê qua lại giữa các cốc mà không một giọt cà phê nào bị rơi rót ra ngoài. Kĩ năng tay nghề càng cao, cà phê được kéo càng xa và trông giống như một buổi biểu diễn nghệ thuật. Kết quả cho ra ly cà phê thơm ngon và có nhiều bọt.
- Kopi sanger: Kiểu pha chế này mới xuất hiện vào năm 2004 khi một cơn sóng thần xảy ra ở Aceh. Lúc đó có một nhóm bạn trẻ tình nguyện viên đến giúp đỡ người dân Aceh dọn dẹp sau vụ sóng thần. Với chi phí ít ỏi, họ thường gọi cà phê pha loãng để tiết kiệm tiền mỗi khi uống. Từ đó trở đi, kiểu pha chế cà phê này xuất hiện với cái tên Kopi sanger. Khi đó, người pha chế sẽ hiểu khách hàng của họ chỉ cần một ly cà phê rẻ tiền pha loãng với sữa đặc.
- Kopi talua (cà phê với lòng đỏ trứng): Cà phê sau khi ů sẽ trộn đều cùng với lòng đỏ trứng gà, thình thoảng cho thêm bột vani, quế để làm tăng hương vị. Ly cà phê được phục vụ cùng với một miếng chanh nhằm mục đích làm giảm vị tanh của trùng sống. Kopi talua rất ngọt và béo ngậy. Một số người sẽ cảm thấy không thích vì vị tanh của trứng nhưng đối với người dân địa phương thì đây là một thức uống bổ dưỡng. Họ thường uống nó vào mỗi buổi sáng như một phần của bữa ăn. Ở phía Nam Sulawesi, người ta thường trộn cả phê cùng với lòng đỏ trứng, thêm một chút đường thốt nốt, gừng và sữa dừa.
- Kopi khop: Một cách khác uống cà phê của người dân Meulaboh, phía Tây Aceh. Về phương pháp pha chế, Kopi khop giống với những kiểu pha chế khác, nhưng chỉ khác nhau ở cách trình bày. Kopi khop nghĩa là cà phê úp ngược. Cà phê được đựng trong một cái ly úp ngược lên một cái đĩa nhỏ. Khi nguội, cận cà phê sẽ nổi lên trên cái ly đang được úp xuống. Bạn có thể uống trực tiếp từ đĩa sau khi cà phê chảy ra từ tử. Với Kopi khop, bạn phải uống cần thận và chậm rãi để cận cà phê không chảy tràn ra ngoài, nếu không bạn sẽ có trải nghiệm không được vui với kiểu pha chế này.
Indonesia hiện là một trong những nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Nước này có hai giống cà phê nổi tiếng là Java và Sumatra.Cà phê Indonesia được người tiêu dùng trên toàn thế giới ưa chuộng bởi chất lượng và hương vị thơm ngon. Cà phê Indonesia đã có mặt tại Châu Âu từ thế kỷ 18 và đã có ảnh hưởng lớn đến sản xuất cà phê toàn cầu.
Theo dõi và ủng hộ Lê Farm Coffee để có thể trải nghiệm và sử dụng sản phẩm nông sản sạch, cà phê sạch, an toàn cho cả gia đình nha.
--------------
Lê Farm Coffee không chỉ cung cấp cà phê mà còn theo đuổi và xây dựng theo mô hình From Farm to Table 4.0 (Từ Nông trại - Chế biến - Rang xay - Đóng gói thành phẩm) - Mang từng sản phẩm chất lượng đi đến bàn ăn của gia đình Việt
LÊ FARM COFFEE
Văn phòng & Kho: 1015/19 Huỳnh Tấn Phát, phường Phú Thuận, Quận7, Tp. Hồ Chí Minh
Farm: Đắk Nia, Gia Nghĩa, Đắk Nông
Website: www.Lefarm-coffee.vn
Shopee: http://shopee.vn/lefarmcoffee
Fanpage: https://www.facebook.com/lefarmcoffee.vn
Email: CSKH@lefarm-coffee.vn
Hotline: 0934 114 110