-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
THĂNG TRẦM CÀ PHÊ VIỆT - LỊCH SỬ CÀ PHÊ VIỆT NAM
Sunday,
15/10/2023
Đăng bởi: ĐẶNG THỊ PHƯƠNG Thảo
Lịch sử cà phê Việt Nam
Cà phê du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 19, theo chân những nhà truyền giáo người Pháp. Ban đầu, cà phê được trồng ở các đồn điền của người Pháp ở Tây Nguyên. Sau đó, cà phê được nhân rộng ra các vùng khác của Việt Nam, trở thành một trong những cây trồng chủ lực của đất nước.
Thời kỳ Pháp thuộc
Cà phê lần đầu tiên du nhập vào Việt Nam vào năm 1857 thông qua các nhà truyền giáo người Pháp. Sau khi tới Việt Nam, người ta trồng thử nghiệm tại các nhà thờ Công giáo ở các tỉnh phía Bắc, như Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh ( khoảng năm 1910); rồi lan ra một số tỉnh miền Trung, như Bố Trạch, Quảng Trị, Quảng Bình.
Năm 1865 thực dân Pháp xâm chiếm nước ta. Năm 1888, đồn điền cà phê đầu tiên được người Pháp khởi sự nằm Bắc Kỳ.
Năm 1889, người Pháp thành lập Công ty Cà phê Đông Dương (Indochine Coffee Company) để sản xuất và xuất khẩu cà phê. Công ty này đã góp phần mở rộng diện tích trồng cà phê ở Việt Nam.
(Nguồn: Sưu Tầm)
Vào năm 1908, người Pháp đã đưa hai giống cà phê vào Việt Nam là cà phê vối và cà phê chè. Sau đó, họ đưa nhiều giống khác từ Congo đến Tây Nguyên. Hai loại cà phê mới đó là cà phê vối (cà phê Robusta) và cà phê mít (Cà phê Liberia) thay thế cho loại cà phê chè (Arabica) năng xuất thấp, không thích hợp với thổ nhưỡng các khu vực đã trồng.. Diện tích đất trồng cà phê ở vùng này ngày càng được mở rộng.
Sau đó, cà phê được trồng ở các đồn điền của người Pháp ở các tỉnh phía Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Tại đây, người ta phát hiện vùng đất Tây Nguyên mới là nơi thích hợp nhất để trồng và phát triển ngành cà phê.
(Nguồn: Sưu Tầm)
Thời kỳ kháng chiến
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cà phê vẫn được trồng và sản xuất ở Việt Nam. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh, năng suất sản lượng cà phê đạt được trong khoảng thời gian đó rất thấp.
Năm 1963 Miền Bắc cà phê trồng tại các nông trường quốc danh với diện tích lớn, chủ yếu là giống cà phê chè (Arabica) năng suất không cao.
Thời kỳ hòa bình
Sau khi đất nước thống nhất, diện tích trồng cà phê ở Việt Nam tiếp tục được mở rộng. Việt Nam trở thành một trong những nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới.
Từ năm 1986, nhờ chính sách cải cách Đổi Mới, Chính phủ đã tập trung ngân sách đầu tư vào cà phê nhằm đưa cà phê trở thành ngành nông nghiệp mũi nhọn, khuyến khích nông dân, hộ gia đình trồng cà phê, cho phép các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong các ngành sản xuất cây trồng, hàng hóa. Trong những năm 1990, nhiều công ty mới được thành lập và tập trung sản xuất ở cà phê ở quy mô lớn.
Ngày nay
Hiện nay, Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, sau Brazil. Diện tích trồng cà phê của Việt Nam hiện nay là khoảng 730.000 ha, sản lượng cà phê đạt khoảng 2,5 triệu tấn mỗi năm.
Các loại cà phê ở Việt Nam
Cà phê ở Việt Nam được chia thành hai loại chính là cà phê Arabica và cà phê Robusta. Cà phê Arabica có hương vị thơm ngon, ít đắng, thường được sử dụng để pha cà phê đen. Cà phê Robusta có hàm lượng caffeine cao hơn cà phê Arabica, thường được sử dụng để pha cà phê sữa.
Phần lớn cà phê được trồng ở Việt Nam là Robusta (cà phê vối) và là chìa khóa mang đến sự thành công đối với ngành cà phê Việt Nam. So với Arabica, Robusta dễ trồng hơn, khả năng chống chịu sâu bệnh cao hơn. Với sản lượng trung bình khoảng 2,3 tấn/ha, năng suất cà phê của Việt Nam cao hơn đáng kể so với bất kì quốc gia sản xuất cà phê nào khác trên thế giới.
(Nguồn: Cộng Cafe Việt Nam)
Cà phê trong văn hóa Việt Nam
Cà phê là một thức uống phổ biến ở Việt Nam. Người Việt Nam thường uống cà phê vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Cà phê được coi là một nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam.
- Cà phê là một thức uống phổ biến
Cà phê được tiêu thụ rộng rãi ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Cà phê được bán ở khắp mọi nơi, từ các quán cà phê sang trọng đến các quán cà phê bình dân. Cà phê được pha chế theo nhiều cách khác nhau, tùy theo sở thích của người uống.
- Cà phê là bản sắc của 3 vùng miền
Miền Bắc: Ly Cà phê trứng của người Hà Nội
Miền Trung: Nghi Lễ uống cà phê của người Ê-đê
Miền Nam: Cà phê Vợt - Nét độc đáo của người
- Cà phê là một hình thức giao tiếp
Cà phê không chỉ là một thức uống giải khát, mà còn là một hình thức giao tiếp, gắn kết con người với nhau. Người Việt Nam thường hẹn nhau uống cà phê để trò chuyện, chia sẻ tâm tư tình cảm.
Các quán Cà phê là một địa điểm lý tưởng để gặp gỡ bạn bè, đối tác. Trong những dịp đặc biệt, người Việt Nam thường mời nhau đi uống cà phê để chúc mừng hoặc tâm sự chuyện người, chuyện đời, chuyện cuộc sống hay công việc ….
Cà phê đã có một lịch sử lâu đời ở Việt Nam. Cà phê không chỉ là một thức uống phổ biến, mà còn là một nét văn hóa đặc trưng của đất nước - là văn hóa của mỗi vùng miền cũng như con người Việt Nam góp phần làm nên bản sắc của đất nước.
Theo dõi và ủng hộ Lê Farm Coffee để có thể trải nghiệm và sử dụng sản phẩm nông sản sạch, cà phê sạch, an toàn cho cả gia đình nha.
--------------
Lê Farm Coffee không chỉ cung cấp cà phê mà còn theo đuổi và xây dựng theo mô hình From Farm to Table 4.0 (Từ Nông trại - Chế biến - Rang xay - Đóng gói thành phẩm) - Mang từng sản phẩm chất lượng đi đến bàn ăn của gia đình Việt
LÊ FARM COFFEE
1015/19 Huỳnh Tấn Phát, phường Phú Thuận, Quận7, Tp. Hồ Chí Minh
Website: www.Lefarm-coffee.vn
Shopee: http://shopee.vn/lefarmcoffee
Fanpage: https://www.facebook.com/lefarmcoffee.vn
Email: CSKH@lefarm-coffee.vn
Hotline: 0934 114 110